Câu hỏi về trợ cấp thôi việc và trợ cấp thất nghiệp cho người lao động nêu trên của anh Nguyễn Hồng Thuận,ợcấpthôiviệckháctrợcấpthấtnghiệpthếnàtyle keo88 bạn đọc Báo Thanh Niên.
Về vấn đề này, bà Nguyễn Văn Hạnh Thục, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm TP.HCM (Sở LĐ-TB-XH TP.HCM) cho biết, "trợ cấp thôi việc" được quy định tại điều 46 bộ luật Lao động năm 2019. Trợ cấp thôi việc do người sử dụng lao động chi trả.
Để hưởng trợ cấp thôi việc, người lao động cần làm việc thường xuyên cho người sử dụng lao động từ 12 tháng trở lên, chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 6, 7, 9 và 10 điều 34 của bộ luật Lao động (trừ lý do bị kỷ luật sa thải).
Trong khi đó với "trợ cấp thất nghiệp" (có từ năm 2009), là 1 trong 4 chế độ của bảo hiểm thất nghiệp (các chế độ khác của bảo hiểm thất nghiệp là hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm; hỗ trợ học nghề; hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động), mà cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ là đơn vị chi trả cho người thất nghiệp.
Theo quy định tại luật Việc làm năm 2013, bảo hiểm thất nghiệp là chế độ nhằm bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi bị mất việc làm, hỗ trợ người lao động học nghề, duy trì việc làm, tìm việc làm trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm thất nghiệp.
Để hưởng trợ cấp thất nghiệp, người lao động đáp ứng các điều kiện sau:
- Chấm dứt hợp đồng lao động (trừ trường hợp người lao động đơn phương chấm dứt trái luật, hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng).
- Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp đủ từ 12 tháng trở lên trong 24 tháng (hoặc trong 36 tháng tùy diện quy định) trước khi chấm dứt hợp đồng.
- Làm hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại Trung tâm Dịch vụ việc làm trong thời gian 3 tháng kể từ khi nghỉ việc và chưa tìm được việc làm sau 15 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ đề nghị.
Thời gian, mức hưởng trợ cấp
Bà Nguyễn Văn Hạnh Thục cũng cho hay thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm.
Mức chi trả trợ cấp thôi việc: mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương, trừ trường hợp đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật về bảo hiểm.
Tiền được hưởng trợ cấp thôi việc = 0,5 x Số năm tính hưởng trợ cấp x Tiền lương bình quân của 6 tháng liền kề theo hợp đồng trước khi nghỉ việc.
Còn đối với trợ cấp thất nghiệp, thời gian sẽ tính theo số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp. Cứ đóng đủ từ 12 - 36 tháng thì người lao động được hưởng 3 tháng trợ cấp thất nghiệp. Sau đó cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì người lao động được hưởng thêm 1 tháng trợ cấp thất nghiệp, nhưng tối đa không quá 12 tháng.
Tiền được hưởng trợ cấp thất nghiệp = 60% x Bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 6 tháng liền kề trước khi thất nghiệp.
Cần lưu ý rằng hiện nay trợ cấp thôi việc không giới hạn mức hưởng. Nhưng đối với trợ cấp thất nghiệp, tùy theo đối tượng, mức hưởng tối đa không quá 5 lần mức lương tối thiểu vùng hoặc 5 lần mức lương cơ sở.